Trong tôn giáo Hình_tượng_con_lừa_trong_văn_hóa

Trong Kinh Cựu ướcTân ước đều đã nhắc đến con lừa. Trong thời Kinh Thánh, các con lừa chưa từng được cưỡi đặc biệt được dùng trong các nghi thức tôn giáo. Những đoạn trong Kinh Thánh chép về con lừa là: Ma-thi-ơ 21:1-11; Mác 11:1-10; Lu-ca 19: 29- 38; Giăng 12:12-16. Trong đó có câu kinh chép rằng: "Hãy nói với con gái thành Si-ôn rằng: Nầy Vua ngươi đến cùng ngươi nhu mì, cỡi lừa và lừa con, là con của lừa cái mang ách" (Ma-thi-ơ 21:5). Kinh Tân ước đã ghi chép Giê-su thực hành giảng đạo, trước khi bị treo trên thập tự giá thì đã cần dùng con lừa con để cỡi vào thành Giê-ru-sa-lem. Các nhà thần học Kitô giáo tin rằng tượng trưng được tiên tri trước trong Cựu Ước: Zechariah 9:9 "Vua của Sion-Hãy xem, vua của bạn đến với bạn, chính đáng và chiến thắng, cưỡi trên một con lừa, trên một con ngựa, một con lừa đực".

Câu nói "Nếu có ai nói chi với các ngươi, hãy trả lời rằng: Chúa cần dùng hai con lừa đó, tức thì họ sẽ gửi lừa đi" khi Giê-su yêu cầu con lừa con để thực hiện nghi thức hoàng gia là chở vào thành Giê-ru-sa-lem và “chở” Chúa đến khắp các thành phố, Chúa cần nhiều “con lừa” là những con người khiêm nhường chở vào thành Giê-ru-sa-lem. Ma-thi-ơ 21:5: “Ngài nhu mì cỡi lừa, đó là lừa tơ, con của con lừa thuần chủng mang ách”. Ngoài ra Chúa cỡi lừa hàm ý Chúa Giê-su là Vua Hòa Bình hay Vua Bình An. Hình ảnh người cỡi lừa có ý nghĩa trái ngược với hình ảnh một người cỡi ngựa, vì con ngựa hàm ý về giặc giã, chiến tranh: “Ngựa sắm sửa về ngày tranh chiến” (Châm Ngôn 21:31). Việc Giê-su tới thành Giê-ru-sa-lem trên con lừa trở thành biểu tượng của ông như là Hoàng tử Hòa bình, không phải một vị vua ưa chiến tranh.

Tranh vẽ về cảnh Chúa cưỡi lừa tơ vào thành (chủ nhật lễ lá)

Sự kiện Giê-su cỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem đã được dự ngôn trong sách Xa-cha-ri 9:9, sứ đồ Ma-thi-ơ trích dẫn lời tiên tri đó nhằm cho thấy lời tiên tri đã được ứng nghiệm: “Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái” (Xa-cha-ri 9:9). Các bản Kinh Thánh tiếng Việt có câu “con của lừa cái mang ách”, trong nguyên bản Kinh Thánh chỉ nói đến con lừa, không nói đến lừa cái.[cần dẫn nguồn] Có một bản dịch khác “… con của lừa mang ách”. Các bản dịch Kinh Thánh Anh ngữ đều dịch sát nghĩa với bản Hy-lạp[cần dẫn nguồn], đều không có ý nói đến “con lừa cái”. (Chúa Giê-su) “cỡi lừa, và lừa tơ, là con của lừa cái” (“on a donkey, on a colt, the foal of a donkey”).

Donkey là con lừa nói chung. Colt là con lừa con, nhưng mang ý nghĩa đặc biệt là chưa ai cỡi nó bao giờ. Foal là con lừa con nói chung. Cụm từ “the foal of a donkey” nghĩa là “con của con lừa” là một thành ngữ đặc biệt của người Do Thái chỉ về con lừa mà Giê-su cỡi: Đây là con lừa thuần chủng. Kinh Thánh muốn phân biệt với con lừa không thuần chủng: Đó là con la (mule). Con la là do sự giao phối giữa con ngựa (horse) và con lừa (donkey), con la có bản tính ương bướng, cứng đầu. Thi Thiên 32:9 nói về con la: “Chớ như con ngựa và con la (mule), là vật vô tri; Phải dùng hàm khớp và dây cương mới cầm chúng nó được. Bằng không, chúng nó không đến gần ngươi.” Con la là con vật lai giống nên không thuần chủng, con lừa Giê-su cỡi là con lừa thuần chủng và chưa có ai cỡi.

Sách Ma-thi-ơ 21:3 đã ghi chép một ngày kia Giê-su sai hai môn đồ mà phán hãy đến Bê-tha-ni tại đó có con lừa mẹ và lừa con bị buộc hãy mở ra và dắt đến cho ta. Chúa cần dùng nó! Thì họ sẽ cho lừa đi. Câu chuyện trên đây tiền ẩn một mạng lịnh: Chúa dùng nó. Chủ lừa là một trong các môn đồ của Chúa nên khi nghe nói Chúa cần dùng lừa nầy, thì ông im lặng, cúi đầu để người ta mở lừa con và lừa cái dẫn đi. Chúa vào kinh thành Giê-ru-sa-lem mà không dùng xe, voi, hoặc ngựa, mà lại dùng lừa và lừa con. Chúa cỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem, con lừa chưa hề có ai cỡi khiến nó thích ứng cho mục đích thiêng. Ý nghĩa lừa con chưa mang ách Chúa xử dụng cho công việc

Chúa dạy dân đem dâng của tế lễ phải là còn tơ chưa ai sử dụng (lòng trong sạch), dâng cho Chúa, chị em lúc còn xuân xanh tuổi trẻ chưa phó thân cho đời, chỉ dâng mình cho Chúa, sẵn sàng dâng thân thể, tài năng, và tiền của những gì chúng ta có để hầu việc Ngài như người chủ lừa sẵn sàng để cho Chúa dùng, con chiên thì như con lừa tơ ngoan ngoãn vâng phục Chúa, để dùng lưng mình cho Chúa cỡi lên. "Hai người dắt lừa cái và lừa con, trải áo mình trên lưng lừa, và nâng Ngài cỡi lên." Lừa con chỡ Chúa đi từ Bê-tha-ni đi đến thành Giê-ru-sa-lem có tới 7-8 cây số[cần dẫn nguồn], nó vâng lời Chúa thẳng tới nó không cự nự, không trở chứng mà cứ vâng lời Chúa trọn vẹn[cần dẫn nguồn], cỡi lừa và lừa con cũng nhu mì dễ thương, dễ dạy dễ điều khiển và biết vâng lời, có mẹ cùng chạy một bên[cần dẫn nguồn] để làm gương cho lừa con.

Kinh Thánh (Dân-số Ký 21:21-35; 22:1-40; 23:1-30; 24:1-25) kể về một con lừa biết nói. Ba-la-am cưỡi lừa lên đường đi gặp Ba-lác, Chúa không muốn cho Ba-la-am rủa sả dân nên sai một thiên sứ cầm gươm dài đứng chận đường. Ba-la-am không thấy thiên sứ, nhưng con lừa thì thấy nên cố tránh thiên sứ, sau cùng nó nằm ỳ xuống đường. Ba-la-am giơ gậy ra đánh lừa. Chúa khiến cho Ba-la-am nghe con lừa nói với hắn. Lừa hỏi: ‘Tôi làm gì mà ông đánh tôi?’. Ba-la-am nói: ‘Mầy làm ta mất mặt quá. Nếu có gươm ta đã giết mầy!’ Lừa hỏi: ‘Tôi có bao giờ làm ông mất mặt như thế không?’ Ba-la-am đáp: ‘Không’. Rồi Ba-la-am trông thấy thiên sứ cầm gươm trong tay đứng cản đường. Thiên sứ nói: ‘Tại sao ngươi đánh đập con lừa ngươi? Ta đến cản đường ngươi vì ngươi không được rủa sả Do Thái. Nếu con lừa ngươi không tránh ta, hẳn ta đã đánh ngươi chết, nhưng không làm hại con lừa’.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_con_lừa_trong_văn_hóa http://antgct.cand.com.vn/nhan-dam/co-dung-la-than... https://vnexpress.net/qua-trinh-voi-va-lua-tro-tha... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_interactions_w...